Kết quả tìm kiếm cho "Chương trình Kỳ họp thứ 5"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 9775
Xuất khẩu gạo chính thức vượt qua con số 5 tỷ USD. Song, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thừa nhận, vẫn còn nghe được câu chuyện “bẻ kèo” trong mua bán và đau đáu vì chưa có thương hiệu gạo Việt Nam chất lượng cao trên thị trường quốc tế.
Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều 23/11, tại thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đối với “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025 yêu cầu các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Khi tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó đoán định, tình hình an ninh, chính trị nước ta vẫn được giữ vững, tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế. Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trên trường quốc tế, đóng góp tích cực, trách nhiệm vào việc giữ gìn hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới.
Núi Dài Năm Giếng (TX. Tịnh Biên) còn khá hoang sơ, là ngọn núi nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, được du khách xa gần biết đến. Giờ đây, đường sá lên núi dễ dàng, lữ khách chạy rong ruổi một mạch tới tận đỉnh.
Châu Đốc là địa danh du lịch (DL) nổi tiếng, trung tâm kinh tế sầm uất của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL. Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng DL phong phú, cùng sự năng động của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương, TP. Châu Đốc ngày càng khẳng định vị thế của mình.
Cùng với nỗ lực tái cơ cấu toàn diện để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp nhà nước mong muốn được thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội đất nước trong giai đoạn mới.
Sư phạm là một trong những khoa đào tạo cơ bản đầu tiên gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học An Giang. Suốt 25 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho sứ mệnh “trồng người” cao quý, Khoa Sư phạm cung cấp hơn 13.000 giáo viên thuộc các hệ đào tạo khác nhau cho các cơ sở giáo dục trong tỉnh, khu vực và cả nước.
Việc giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số Chăm cho học sinh là một phần quan trọng trong nỗ lực bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa của cộng đồng. Trường Tiểu học “D” Châu Phong (TX. Tân Châu) và Tiểu học “A” Khánh Hòa (huyện Châu Phú) đang tổ chức lớp học này, dành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5.